Ưu điểm của điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời áp mái là một hình thức phát triển năng lượng tái tạo từ nguồn năng lượng mặt trời, có nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, để lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái, các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ các quy định về điện mặt trời áp mái của Nhà nước. Hãy cùng Venergy tìm hiểu tại bài viết này nhé!

Ưu điểm của điện mặt trời áp mái
Ưu điểm của điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời áp mái là gì?

Điện mặt trời áp mái là một hệ thống quang điện tận dụng các khoảng không của sân thượng, mái nhà và các khu đất cao nhiều ánh nắng mặt trời, để làm nơi lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Hệ thống này sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để hấp thụ ánh sáng và chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng để đưa vào sử dụng. Điện mặt trời áp mái là một giải pháp tiết kiệm chi phí điện, bảo vệ môi trường và góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Tuy nhiên, để quyết định có nên lắp đặt điện mặt trời áp mái hay không, bạn cần phải hiểu rõ những ưu và khuyết điểm của hình thức này.

Vậy hệ thống điện này có gì khác biệt với điện mặt trời mặt đất? Nhìn chung, cả hai hệ thống đều có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt năng từ mặt trời và biến nó thành điện năng, giúp giảm thiểu tiền điện mỗi tháng cho các công trình lắp đặt. Tuy nhiên, xét về ưu điểm, điện năng lượng mặt trời áp mái lại có nhiều mặt nổi trội hơn. Hệ thống này tận dụng tốt vị trí mái của các công trình – vị trí chẳng bao giờ được sử dụng tới để làm nơi sản xuất điện năng. Qua đó, không chiếm không gian đất trống và nhường đất trống cho những nhu cầu khác. Ngoài ra, chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái cũng rẻ hơn so với điện mặt trời mặt đất, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng khách hàng.

Điện mặt trời áp mái trở thành xu thế

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu – COP 26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 cho đến năm 2050, điều tất yếu với xu hướng toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu, mà các ngành sản xuất khác của Việt Nam, đều đang xem năng lượng tái tạo từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà là giải pháp tốt nhất trong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính vào cuối năm nay. Mục đích là nhằm hướng tới một nền kinh tế xanh và phát triển kinh tế xã hội lâu dài.

Điện mặt trời áp mái trở thành xu thế
Điện mặt trời áp mái trở thành xu thế

Mô hình năng lượng mặt trời trên mái nhà tiếp tục được ưu tiên sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất do tính tiện lợi, tận dụng mái trên nhà xưởng, không tốn thêm diện tích đất. Nguồn điện do hệ thống điện mặt trời tạo ra sẽ phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp một cách đáng kể. Bên cạnh việc tham gia cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, các doanh nghiệp xuất khẩu còn đầu tư mạnh vào hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để cung cấp năng lượng xanh cho sản xuất.

Ưu điểm của điện mặt trời áp mái

Sử dụng năng lượng mặt trời có nhiều ưu điểm đáng kể như:

  • Bảo vệ mái nhà: Hệ thống điện mặt trời có thể kéo dài tuổi thọ cho mái, giảm thiểu tác động từ nhiệt độ cao và mưa gió, hạn chế hao mòn.
  • Giảm hóa đơn tiền điện: Hệ thống điện mặt trời giúp tiết kiệm từ 30-70% chi phí điện hàng tháng so với điện lưới quốc gia, tối ưu hóa ngân sách gia đình.
  • Đảm bảo nguồn điện ổn định: Khi có điện mặt trời, gia đình bạn ít bị ảnh hưởng bởi các đợt cắt điện hoặc sự cố từ lưới điện.
  • Tăng cường khả năng cách nhiệt, giảm nhiệt độ cho không gian bên dưới mái và góp phần giảm tiếng ồn, đồng thời hạn chế lượng khí thải CO₂, thân thiện với môi trường.
Ưu điểm của điện mặt trời áp mái
Ưu điểm của điện mặt trời áp mái
  • Nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội và cam kết phát triển bền vững của gia đình hoặc doanh nghiệp.
  • Hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, như miễn thuế, miễn phí lắp đặt công tơ hai chiều và có thể bán điện dư cho EVN với giá ưu đãi.

Quy trình lắp đặt và xây dựng điện mặt trời cho các hộ gia đình và doanh nghiệp

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
  • Bước 2: Tư vấn những yêu cầu về lắp đặt và kinh phí hệ thống điện mặt trời hòa lưới sân thượng, sau đó ký hợp đồng với khách hàng.
  • Bước 3: Khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống.
  • Bước 4: Thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
  • Bước 5: Bảo hành, bảo trì hệ thống theo đúng quy cách của nhà máy sản xuất.

Với kinh nghiệm thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho hàng trăm hộ gia đình, doanh nghiệp và các nhà máy điện mặt trời lớn, chúng tôi đã và đang và tiếp tục được nhiều chủ đầu tư “chọn mặt gửi vàng”, hỗ trợ chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức, tài chính để tối đa hóa lợi nhuận.

Bài viết liên quan:

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Form liên hệ

Để lại lời nhắn