Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng năng lượng xanh ngày càng phát triển, một trong số đó chính là năng lượng từ mặt trời. Các hộ gia đình cũng có thể dễ dàng tiếp cận tới nguồn năng lượng này với hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái mang lại nhiều ứng dụng thiết thực cho cuộc sống: giảm thiểu chi phí tiền điện, giảm CO2, hướng tới cuộc sống xanh,…Đặc biệt, nhà máy trong các khu công nghiệp sử dụng nhiều điện sản xuất, tận dụng mái sẵn có để lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái sẽ giảm chi phí tiền điện lên tới 60-70%, ngoài ra cũng là một giải pháp chống nóng hiệu quả.
Hãy cùng VENERGY tìm hiểu hệ thống điện mặt trời áp mái nhé.
Điện năng lượng mặt trời áp mái là gì?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái là hệ thống các tấm pin mặt trời được lắp trên mái của một tòa nhà, công trình,… Các hệ thống pin mặt trời này thường có công suất nhỏ hơn so với các nhà máy điện mặt trời trên mặt đất. Đây cũng là một giải pháp tuyệt vời để biến ngôi nhà, nhà máy, nhà xưởng trở thành một trạm phát điện dựa vào năng lượng mặt trời, cung cấp cho ngôi nhà, nhà máy, nhà xưởng một nguồn năng lượng xanh.
Thành phần cấu tạo của điện mặt trời áp mái
Thành phần cơ bản cấu tạo nên hệ thống điện mặt trời áp mái bao gồm: tấm pin mặt trời, biến tần chuyển đổi điện – Inverter, sạc năng lượng mặt trời, ắc quy lưu trữ… Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng khác nhau giúp tạo nên một hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả.
Hệ thống pin năng lượng mặt trời
Thành phần chính của các tấm pin là silic tinh khiết, trên bề mặt có chứa một lượng lớn các cảm biến ánh sáng là diot quang có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng và cung cấp nguồn điện cho cả hệ thống hoạt động. ‘
Bộ biến tần chuyển đổi điện Inverter
Có nhiệm vụ là chuyển đổi nguồn điện một chiều từ DC của pin mặt trời sang điện xoay chiều AC để sử dụng cho các thiết bị điện.

Sạc năng lượng mặt trời
Có nhiệm vụ chính là đảm bảo sạc năng lượng từ pin mặt trời sang hệ thống ắc quy, giúp cho các ắc quy cũng như hệ thống hoạt động tốt hơn và nâng cao tuổi thọ.
Hệ thống ắc quy lưu trữ
Vì điện mặt trời không sản xuất liên tục do thời gian chiếu sáng cố định, bởi vậy các bình ắc quy khi được sử dụng để lưu trữ nguồn điện. Điện lưới bị mất hoặc khi hệ thống điện mặt trời không sản xuất ra điện thì các bình ắc quy lưu trữ sẽ cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ từ hệ thống điện lưới.
Cơ chế hoạt động của hệ thống điện mặt trời áp mái
Qua cấu tạo của hệ thống điện mặt trời áp mái có thể thấy được cơ chế hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện trong vật lý. Hệ thống các tấm pin năng lượng được lắp đặt trên mái nhà nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Những tấm pin sẽ có tác dụng hấp thụ các photon ánh sáng mặt trời và sản sinh thành dòng điện một chiều.
Dòng điện một chiều sẽ thông qua bộ chuyển đổi Inverter sẽ chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều này sẽ có cùng công suất và cùng tần số với điện hòa lưới.
Hệ thống này sẽ sử dụng sạc năng lượng mặt trời để sạc đầy ắc quy lưu trữ rồi hòa vào mạng lưới điện của nhà nước. Do đó hai nguồn điện sẽ cùng lúc cung cấp điện cho các tải tiêu thụ. Hệ thống sẽ tự động ưu tiên sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời, chỉ khi hệ thống điện mặt trời áp mái không sản sinh và cung cấp đủ nguồn điện sử dụng sẽ chuyển sang nguồn điện lưới.
Lợi ích khi sử dụng điện mặt trời áp mái
Nguồn năng lượng từ mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong đời sống để sưởi ấm, làm mát, thông gió, hệ thống lọc nước, sử dụng năng lượng mặt trời để đun nấu, phơi sấy, tạo ra điện với hệ thống điện năng lượng mặt trời. Một số lợi ích có thể kể đến của điện mặt trời áp mái như:
- Tiết kiệm tối đa chi phí điện hàng tháng cho các hộ gia đình.
- Thời gian sử dụng của hệ thống điện mặt trời áp mái có thể kéo dài tới hơn 20 năm. Các chi phí bảo dưỡng, bảo trì cũng rất ít trong quá trình sử dụng.
- Giúp nâng cao tính thẩm mỹ, tăng giá trị cho công trình.
- Hỗ trợ giảm gánh nặng của các nhà máy nhiệt điện, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường, bảo vệ môi trường sống.
- Ngoài ra lượng điện dư thừa bạn có thể bán trực tiếp cho EVN.
Tiềm năng của việc phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Hiện nay trên thế giới các quốc gia phương Tây là nơi có ngành năng lượng tái tạo phát triển bậc nhất. Tuy nhiên để so sánh về tiềm năng phát triển điện mặt trời thì đây là những nước có nhiều hạn chế nhất. Do số giờ nắng trung bình trên năm tại đây rất thấp, thời tiết lạnh, chủ yếu là tuyết và mùa đông kéo dài. Các yếu tố này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất điện của pin mặt trời.
Trong khi đó, tại nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa mùa, ít lạnh hơn nên lượng bức xạ mặt trời cao hơn. Đặc biệt là số giờ nắng tại các tỉnh miền Trung và miền Nam rất lớn với khoảng 2.000 – 2.600 h/năm. Miền Bắc cũng có tiềm năng lớn với khoảng 1.700 – 2.100 h/năm. Với thời gian nắng dồi dào như vậy thì dù ở bất kỳ tỉnh thành nào tại Việt Nam khi lắp điện mặt trời áp mái cũng sẽ nhận được lợi ích cao.
Ưu nhược điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái
Ưu điểm:
- Tận dụng không gian không sử dụng đến là mái nhà (không tốn diện tích lắp đặt)
- Tăng tuổi thọ mái nhà: Dàn Pin mặt trời được lắp trên mái nhà – ngoài tác dụng thẩm mỹ còn gia tăng tuổi thọ mái nhà khi hạn chế nhiệt mặt trời, nước mưa.
- Giảm gánh nặng chi phí điện hàng tháng: Điện năng phục vụ hoạt động vận hành, sản xuất kinh doanh được ưu tiên sử dụng từ sản lượng của hệ thống Điện NLMT giúp hạn chế tối đa điện năng tiêu thụ từ nguồn EVN, từ đó giảm chi phí trên hóa đơn EVN hàng tháng.
- Ổn định nguồn điện sử dụng: Sở hữu hệ thống điện năng lượng mặt trời giúp duy trì nguồn điện ổn định, hạn chế tối đa sự ngắt quãng nguồn điện.
- Làm mát, giảm nhiệt, giảm tiếng ồn, giảm thải CO2: Sử dụng điện từ nguồn năng lượng sạch giúp giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.
- Khẳng định giá trị thương hiệu: Sử dụng năng lượng sạch thể hiện trách nhiệm của Doanh nghiệp với Xã hội, với sự phát triển bền vững: tiết kiệm nguồn năng lượng Quốc Gia, cung cấp thêm năng lượng sạch cho lưới điện Quốc Gia.
- Đạt chứng chỉ công trình xanh (leed, lotus, …): Tăng giá trị sản phẩm bán ra thị trường. Giúp sản phẩm dễ dàng đạt chuẩn xuất khẩu.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, điện mặt trời áp mái còn có những nhược điểm sau:
-
- Muốn sử dụng nhiều phải phụ thuộc diện tích mái.
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết : Mặc dù vẫn có thể thu năng lượng mặt trời vào những ngày trời nhiều mây và mưa, nhưng chắc chắn hiệu suất của hệ thống năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống.
- Chi phí khá cao: Chi phí ban đầu để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời tương đối cao. Chi phí này là bắt buộc đối với các tấm pin mặt trời, biến tần, hệ thống dây điện và phí lắp đặt.
Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại VENERGY
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT VENERGY
Trụ sở: NV 4.9, Khu chức năng Đô thị Tây Mỗ, P.Tây Mỗ, Q.Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: Mr.Nam: 0966.866.766 – Mr.Trung: 0947.33.0000
Email: nam@venergy.vn – trung@venergy.vn
Bình luận