Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Cú hích mạnh mẽ cho ngành năng lượng Việt Nam

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Cú hích mạnh mẽ cho ngành năng lượng Việt Nam

Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, mở rộng tổng công suất điện quốc gia gấp 2,5 lần và đưa điện hạt nhân trở lại chiến lược năng lượng đã mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới cho ngành năng lượng Việt Nam. Quy hoạch sửa đổi tạo động lực lớn cho các lĩnh vực điện tái tạo, LNG và thúc đẩy phát triển các nguồn điện chiến lược, đáp ứng nhu cầu điện tăng trưởng nhanh của đất nước.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Cú hích mạnh mẽ cho ngành năng lượng Việt Nam

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh không chỉ là một kế hoạch kỹ thuật, mà còn là chiến lược năng lượng Việt Nam. Với tầm nhìn dài hạn, cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và sự đồng hành của khu vực tư nhân, ngành năng lượng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, nơi điện tái tạo, LNG, điện hạt nhân và hạ tầng truyền tải sẽ cùng nhau tạo thành trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Theo Bộ Công Thương, nhu cầu điện tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm (CAGR) lên đến 12% trong giai đoạn 2025-2030, phản ánh kỳ vọng tăng trưởng GDP ở mức cao 10%. Để đáp ứng xu thế này, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã nâng tổng công suất lắp đặt đến năm 2030 lên mức đầy tham vọng, gần gấp 2,5 lần công suất năm 2024.

Các nguồn điện chính đều được mở rộng đáng kể: Điện gió trên bờ đặt mục tiêu đạt 32.048 MW vào năm 2030 (tăng 46% so với Quy hoạch điện VIII cũ); Điện mặt trời tăng gấp 3 lần, với tỷ lệ 50%/50% giữa điện trang trại và điện áp mái; Điện khí LNG duy trì ổn định ở mức 22.524 MW, nhưng bổ sung tiềm năng đồng đốt hydro và phát triển LNG-CCS đến năm 2050; Điện hạt nhân đặt mục tiêu đạt 4.000 – 6.400 MW giai đoạn 2030-2035, với khả năng đạt tới 8.000 MW năm 2050.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Cú hích mạnh mẽ cho ngành năng lượng Việt Nam

Đây là cơ hội đầu tư rộng mở cho các doanh nghiệp ngành điện, dầu khí, năng lượng. Việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII là bước phát triển tích cực, mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp năng lượng.

Cơ hội trực tiếp được quan sát thấy từ việc tăng 200% đầu tư hạ tầng truyền tải và nhu cầu LNG tăng gấp 15 lần. Các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ điện mặt trời tăng mạnh và sự phát triển của cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) – có thể chiếm tới 25% tổng nhu cầu điện quốc gia. Đồng thời, có triển vọng tích cực từ quy mô mở rộng của điện gió trên bờ. Điện gió ngoài khơi (mục tiêu xuất khẩu 5.000 MW) và đầu tư điện hạt nhân sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp có năng lực EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) và kỹ thuật chuyên sâu.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cũng ưu tiên đẩy nhanh các dự án khí trong nước, bao gồm Lô B và Cá Voi Xanh, cùng với 6.900 MW công suất từ các nhà máy điện khí đồng hành như Ô Môn II, III, IV, Miền Trung I, II, và Dung Quất I, II, III.

Bên cạnh đó, sau khi bỏ ngưỡng tiêu thụ tối thiểu 200.000 kWh/tháng cho khách hàng sử dụng điện lớn theo Nghị định 57/2025/NĐ-CP (ban hành ngày 3/3/2025), Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cho thấy tiềm năng nhu cầu lớn về cơ chế DPPA. Cụ thể, có khoảng 1.500 khách hàng lớn tiêu thụ trên 1 triệu kWh/năm, chiếm 25% tổng tiêu thụ điện toàn quốc, đại diện cho nguồn cầu đáng kể đối với mô hình DPPA

Dù triển vọng rất tích cực, vẫn còn một số rủi ro và thách thức cần lưu ý. Tiến độ triển khai một số mục tiêu như 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào 2030; Nguồn lực đầu tư cho hạ tầng điện lực (truyền tải, lưu trữ) và chuỗi cung ứng vẫn cần sự hỗ trợ chính sách và tài chính mạnh mẽ từ Nhà nước và quốc tế.

Rủi ro từ thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên hàng hóa Việt Nam có thể làm chậm dòng vốn FDI và tăng trưởng sản xuất, dẫn đến tăng trưởng nhu cầu điện thấp hơn trong trung và dài hạn, đặc biệt nếu Việt Nam phải chịu mức thuế cao hơn các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, theo khảo sát từ các doanh nghiệp ngành điện, chưa có dấu hiệu tác động tiêu cực rõ ràng trong ngắn hạn. Ngược lại, họ khẳng định đầu tư vào ngành năng lượng là tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện trong tương lai đang hiện hữu.

Với mục tiêu, đến năm 2030 điện mặt trời tăng gấp 3 lần, hãy cùng VEnergy phủ xanh mái nhà

VENERGY là thương hiệu dẫn đầu việc phân phối các sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và tiết kiệm năng lượng như: tấm pin điện mặt trời chất lượng cao từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên Thế giới như: Canadian Solar, Jinko Solar, Astronergy,… bộ inverter từ các hãng Huawei, SMA,…VENERGY tự hào là Nhà phân phối tấm Pin hãng Canadian Solar các năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023, 2024 và năm 2025.
Bên cạnh đó, chúng tôi là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn đưa ra các giải pháp phù hợp, cung cấp thiết bị, thi công và lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời áp mái cho các doanh nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất,…với chi phí tiết kiệm. Nhờ duy trì chất lượng cao từ vật tư thiết bị đầu vào đến tất cả các khâu tư vấn nhiệt tình, khảo sát, thi công lắp đặt với đội ngũ tay nghề cao, dịch vụ bán hàng & sau bán hàng tốt nên chúng tôi – VENERGY tự hào và khẳng định mang đến GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ – HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CAO – ĐỘ BỀN ẤN TƯỢNG – đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng (kể cả khách hàng khó tính nhất) về các hệ thống điện sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
———————————–
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT VENERGY (VENERGY)
✅ Nhà phân phối các sản phẩm về ĐMT áp mái
✅ Tổng thầu EPC: Thi công trọn gói ĐMT áp mái
✅ Đầu tư ĐMT
🌏 Web: www.venergy.vn – Email: thang@venergy.com.vn
☎️ Tel: 092.3333.963

Bài viết liên quan:

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Form liên hệ

Để lại lời nhắn