Inverter solar – Bạn có biết rằng tấm pin năng lượng mặt trời chỉ tạo ra dòng điện một chiều (DC), trong khi hầu hết các thiết bị điện trong gia đình lại sử dụng dòng xoay chiều (AC)? Đây chính là lúc Inverter Solar – bộ biến tần năng lượng mặt trời – phát huy vai trò quan trọng của mình.
Vậy inverter solar là gì? Có những loại nào? Và làm thế nào để chọn được inverter phù hợp cho hệ thống điện mặt trời của bạn? Hãy cùng Venergy tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Bộ biến tần năng lượng mặt trời (solar inverter) là gì?
Đây là thiết bị điện tử chuyển đổi dòng điện 1 chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC). Các tấm pin mặt trời tạo ra dòng điện 1 chiều từ mặt trời, nhưng hầu hết các thiết bị gia dụng lại hoạt động bằng dòng điện xoay chiều.
Chính vì vậy, vai trò của Solar Inverter trong hệ thống năng lượng mặt trời là cực kỳ quan trọng, nó sẽ biến nguồn điện DC từ việc các tấm pin hấp thụ thành dòng điện xoay chiều để phù hợp với các thiết bị điện trong gia đình của bạn.
Nguyên lý hoạt động của Solar Inverter

Nguyên lý hoạt động của biến tần là sử dụng nguồn điện tấm pin mặt trời và chuyển thành nguồn điện xoay chiều. Quá trình chuyển đổi này có thể được thực hiện với sự trợ giúp của một bộ IGBT (Bóng bán dẫn lưỡng cực ). Khi các thiết bị này được kết nối dưới dạng Cầu H, thì nó sẽ chuyển đổi từ nguồn DC sang nguồn AC.
Trong bất kỳ hệ thống inverter năng lượng mặt trời nào, một bộ vi điều khiển được lập trình sẵn được sử dụng để thực thi các thuật toán khác nhau một cách chính xác. Bộ điều khiển này tăng công suất đầu ra từ giàn pin năng lượng mặt trời với sự trợ giúp của thuật toán MPPT (Theo dõi điểm công suất tối đa).
Phân loại inverter năng lượng mặt trời
Có ba loại chính của Inverter năng lượng mặt trời, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng như sau:
Biến tần NLMT dạng chuỗi (String Inverter)

Ưu điểm: Loại này có chi phí đầu tư thấp và hiệu suất tối ưu trong điều kiện nhất định. Nó cho phép kết nối nhiều tấm pin mặt trời thành một chuỗi và có thể có nhiều đầu ra.
Nhược điểm: Nếu một tấm pin bị hỏng hoặc giảm hiệu suất, toàn bộ chuỗi tấm pin khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và giảm hiệu suất.
Biến tần NLMT tối ưu DC (DC Optimizer Power)

Ưu điểm: Loại này giúp kiểm soát đầu ra từng tấm pin một cách độc lập. Nếu một tấm pin không hoạt động tốt, các tấm pin khác trong chuỗi không bị ảnh hưởng.
Nhược điểm: Loại này có chi phí đầu tư cao hơn và phải bổ sung các bộ tối ưu nâng cao hiệu suất. Giá thành của nó có thể gấp đôi so với biến tần NLMT dạng chuỗi.
Biến tần NLMT vi mô (Micro Inverter)

Ưu điểm: Loại này quản lý và chuyển đổi dòng điện cho từng tấm pin riêng lẻ. Điều này giúp tăng hiệu suất và cho phép xây dựng hệ thống linh hoạt theo định hướng và cấu hình mong muốn.
Nhược điểm: Giá thành của loại biến tần này khá đắt. Nếu bạn muốn mở rộng hệ thống từ quy mô nhỏ sang lớn, nên chọn loại biến tần tối ưu hóa hoặc chuỗi vì sẽ tiết kiệm chi phí.
Nhờ sự phân loại này, bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại Inverter năng lượng mặt trời và lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
5 yếu tố quan trọng khi lựa chọn Solar Inverter
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT VENERGY
MST: 0108746192 cấp ngày 20/05/2019 do Sở KHĐT TP.Hà Nội.
Trụ sở: NV 4.9, Khu chức năng Đô thị Tây Mỗ, P.Tây Mỗ, Q.Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: Mr.Nam: 0966.866.766 – Mr.Trung: 0947.33.0000
Email: nam@venergy.vn – trung@venergy.vn
Bình luận