Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang có những hành động thiết thực nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, bao gồm việc đa dạng hóa nguồn năng lượng theo định hướng của Chính Phủ, trong đó điện năng lượng mặt trời (hệ thống điện mặt trời hòa lưới, hệ thống điện mặt trời độc lập) chiếm ưu thế vượt trội nhờ tính bền vững, ổn định, an toàn cho môi trường. Do đó, không chỉ tiết kiệm chi phí sử dụng điện, việc doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng mái nhà xưởng, văn phòng, tòa nhà đang nhàn rỗi để lắp đặt nguồn điện sạch này.
Các lợi ích thiết thực khi doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà như sau:
Tiết kiệm chi phí điện năng
Tiết kiệm chi phí sử dụng điện là lợi ích đầu tiên mà doanh nghiệp nhận được khi lắp đặt điện mặt trời, cũng là mục đích đầu tiên của hầu hết các doanh nghiệp khi đầu tư hệ thống năng lượng sạch. Điện mặt trời tạo ra từ hệ thống phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm mua điện từ lưới điện quốc gia, tối ưu chi phí điện, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng hàng tháng.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng tấm pin mặt trời hấp thu quang năng và chuyển hóa thành dòng điện một chiều. Nguồn điện này được bộ biến tần Inverter chuyển thành dòng điện xoay chiều để cung cấp cho các thiết bị điện. Hệ thống luôn ưu tiên sử dụng điện từ năng lượng mặt trời, chỉ khi nguồn điện mặt trời thiếu hệ thống mới tự động bổ sung nguồn điện lưới để cung cấp cho các tải tiêu thụ.
Theo bảng giá Giá điện kinh doanh mới nhất năm 2024, vào giờ cao điểm hiện gần 5.200 đồng/kWh nên điện mặt trời phát huy tối đa lợi ích tiết kiệm tiền điện cho doanh nghiệp. Cũng chính vì thế, thời gian hoàn vốn điện mặt trời của doanh nghiệp kinh doanh ngắn nhất so với các đối tượng sử dụng khác, cực kỳ lý tưởng để doanh nghiệp đầu tư.
Với các nhà máy, xưởng sản xuất, giá điện sản xuất là gần 3.500 đồng/kWh vào giờ cao điểm nên thời gian hoàn vốn điện mặt trời tăng lên 1-2 năm so với đối tượng sử dụng điện kinh doanh; tuy nhiên vẫn rất hợp lý khi xét đến tính chất đầu tư lâu dài của hoạt động sản xuất và tuổi thọ 25 – 30 năm của hệ thống điện mặt trời.
Hiện nay, với Nghị định số 135/2024/NĐ-CP về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nên các doanh nghiệp đang nghiên cứu, tìm hiểu, lên phương án tận dụng mái nhà xưởng, văn phòng, tòa nhà đang nhàn rỗi để lắp đặt nguồn điện sạch năng lượng mặt trời này.
Phòng vệ tăng giá điện, giảm nguy cơ thiếu điện cho hoạt động sản xuất
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, do nhiều nguồn điện lớn bị chậm tiến độ nên việc cung ứng điện giai đoạn 2021-2025 tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, do tập trung nhiều nhà máy và xưởng sản xuất, kho logistic… nên nhu cầu điện năng rất lớn. Điều này không chỉ tạo áp lực cho ngành điện mà còn có thể tác động trực tiếp đến chính doanh nghiệp.
Bởi vì, nếu xảy ra cắt điện do thiếu điện thì hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ bị trì trệ, thiệt hại không chỉ là kinh tế mà cả uy tín của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp chủ động tạo nguồn điện tại chỗ bằng hệ thống điện mặt trời trên mái văn phòng, nhà xưởng, giảm lấy điện từ lưới – thậm chí bổ sung vào lưới điện thì sẽ giảm gánh nặng thiếu điện, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực và quốc gia vừa có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bằng việc sử dụng điện năng lượng mặt trời được tạo ra từ tấm pin năng lượng mặt trời thay thế dần cho nguồn điện lưới, doanh nghiệp cắt giảm tối đa điện năng tiêu thụ lấy từ lưới, do đó chủ động hơn nếu có chính sách tăng giá điện. Sử dụng nguồn điện tại chỗ, không gây áp lực lên lưới điện quốc gia. Việc đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính bền vững và độc lập về năng lượng, doanh nghiệp sẽ không phải dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch để cung cấp cho hoạt động kinh doanh của mình.
Trong trường hợp xảy ra các tình huống khẩn cấp như mất điện từ mạng điện lưới, hệ thống điện mặt trời của doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục cung cấp điện cho hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo tính bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro và giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động một cách ổn định.
Tăng độ bền cho mái, làm mát văn phòng, nhà xưởng…
Bên cạnh “nhiệm vụ chính” là sản xuất ra điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà còn giúp làm mát cho công trình văn phòng, nhà xưởng… bên dưới, trở thành một giải pháp chống nóng hiệu quả. Đó là vì các tấm pin khi hấp thu năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo ra điện sẽ giữ lại nhiệt năng ở trên bề mặt tấm pin. Do đó, mái nhà được giải nhiệt, công trình bên dưới sẽ mát mẻ hơn nhiều, nhất là với mái tôn – loại mái phổ biến nhất ở các nhà xưởng sản xuất hiện nay.
Nhiệt độ của văn phòng, nhà xưởng thấp hơn sẽ giúp tiết kiệm điện cho hệ thống làm mát như quạt, máy điều hòa … đồng thời làm tăng độ bền và hiệu quả hoạt động của các máy móc, thiết bị bên trong công trình. Đặc biệt, không gian mát mẻ còn tốt cho sức khỏe của các công nhân viên, người lao động, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động và mức độ gắn bó với doanh nghiệp.
Một lợi ích khác khi lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà cho doanh nghiệp là giúp tăng độ bền cho mái. Những tấm pin năng lượng mặt trời sau khi lắp đặt trên mái nhà sẽ trở thành một “lá chắn” che nắng, che mưa cho mái, giúp mái bền bỉ hơn qua thời gian. Nhất là với mái tôn, nếu tiếp xúc trực tiếp với thời tiết mưa nắng thời gian dài sẽ dễ dẫn đến rỉ sét, hư hỏng.
Mái nhà xưởng, văn phòng có độ bền cao sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, sản xuất, giảm chi phí sửa chữa cũng như tránh những nguy cơ như: mái dột khiến nước mưa làm hư hại sản phẩm, làm gián đoạn công việc, phải tạm ngưng hoạt động để phục vụ cho việc sửa chữa…
Bảo vệ môi trường:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch và tái tạo không gây ra khí thải và khí nhà kính, giúp giảm thiểu tác động của doanh nghiệp đến môi trường.
Hệ thống điện mặt trời giúp giảm thiểu sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu khí thải độc hại và phát thải carbon dioxide (CO2).
Ví dụ: Trung bình vùng Ninh Thuận, Bình Thuận thì hệ thống điện mặt trời công suất 1 MW trung bình mỗi năm tạo ra trên 1,600,000 kWh (1,600 MWh/năm), miền nam trung bình khoảng 1,450 MWh.
Thông số thứ hai chính là hệ số phát thải của lưới điện việt Nam năm 2020 (Bộ tài nguyên và Môi trường công bố ngày 31/12/20210 là 0,8041 tCO2/MWh.
Cách tính 1 MW điện mặt trời giảm phát thải bao nhiêu tấn khí CO2 như sau:
1,450 x 0,8041 = 1166 tấn (CO2).
1,600 x 0,8041 = 1286 tấn (CO2).
Như vậy 1 MW điện mặt trời sẽ cắt giảm 1166 tấn CO2 nếu nhà máy đặt ở miền miền nam và 1286 tấn CO2 nếu nhà máy ở miền trung.
Con số này cho thấy rõ ràng lợi ích của việc đầu tư vào hệ thống điện mặt trời đối với bảo vệ môi trường và giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trường tự nhiên.
Hơn nữa, sản xuất điện truyền thống có thể sử dụng hàng nghìn lít nước mỗi năm. Nước được sử dụng để làm mát máy phát điện, xử lý và tinh chế nhiên liệu và vận chuyển nhiên liệu qua các đường ống. Tuy nhiên, sản xuất điện thông qua các tấm pin mặt trời không sử dụng nước. Hoạt động của các tế bào quang điện mặt trời hoàn toàn không cần nước để tạo ra điện, giúp giảm bớt sự căng thẳng cho nguồn tài nguyên quý giá này.
Mặc dù không cần nước trong quá trình hoạt động, nhưng hằng năm, các dự án điện mặt trời cũng cần khoảng 20 gallon mỗi megawatt-giờ, hoặc gal/MWh để làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, phần sử dụng này không quá đáng kể và mưa cũng là một trong những nguồn nước tự nhiên hỗ trợ làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời.
Giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu xanh
Với xu hướng doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc phát triển bền vững, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính Phủ tại Hội nghị COP26, thì hiện nay, xu hướng phát triển về năng lượng tái tạo cụ thể là điện mặt trời đối với các doanh nghiệp trở nên tất yếu hơn.
Khi sử dụng điện năng lượng mặt trời mái nhà, doanh nghiệp sẽ đáp ứng điều kiện được cấp chứng chỉ xanh như LEED, I-REC, LOTUS,… tạo lợi thế trong việc xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường nước ngoài.
Đây không chỉ là một lợi ích của điện năng lượng mặt trời mà còn được xem là động lực dài hạn để nhiều doanh nghiệp quyết định “xuống tiền” lắp đặt hệ thống. Bởi vì, xu hướng tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm, ủng hộ các sản phẩm được sản xuất “xanh”, dùng nguyên liệu, nguồn năng lượng sạch. Thậm chí, một số tập đoàn lớn trên thế giới còn đặt ra chỉ tiêu bắt buộc một lượng điện sử dụng nhất định là điện sạch.
Việc xây dựng thương hiệu “xanh” sẽ giúp doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn, đồng thời mở rộng cơ hội để hợp tác với các đối tác nước ngoài. Với những doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đi Âu Mỹ, chẳng hạn như ở các ngành dệt may, giày da… các đối tác thường có yêu cầu về phát triển bền vững, sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà xưởng mang lại lợi ích rất lớn.
Xu hướng hiện nay là phát triển công nghiệp, kinh doanh, sản xuất phải đi cùng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường nên phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp trở thành một xu thế tất yếu. Nếu được tận dụng tốt, nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trên thị trường.
—————–
LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT VENERGY
( Tổng thầu thi công các công trình điện mặt trời – Đại lý ủy quyền Phân phối hãng pin Canadian Solar, Jinko Solar, Astronergy, Risen)
Tấm pin năng lượng mặt trời hãng Canadian Solar:
Tấm pin năng lượng mặt trời hãng Jinko Solar:
Jinko Solar Tiger Neo 615-635Wp/ Pin N-Type (JKM610-635-66HL4M-(V)) 620Wp
Jinko Solar Tiger Neo 580-605Wp/ Pin N-Type (JKM580-605-72HL4-(V)) 590Wp
Tấm pin năng lượng mặt trời hãng Astronergy Solar:
Bình luận